Banner News

Trẻ hay khóc đêm, có nguy hiểm đến sức khỏe không ?

Chủ nhật, 29/01/2023, 15:24

Khóc đêm là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này khiến ba mẹ nhiều lo lắng, bối rối không biết nên chăm sóc như thế nào, có nguy hiểm không. Khóc đêm có cần đi khám bác sĩ không.

Để hết lo lắng và có sự chăm sóc phù hợp thì ba mẹ cần phải hiểu rõ về tình trạng khóc đêm, nguyên nhân và cách xử lý.

Chăm sóc con trẻ là 1 hành trình dài, không bé nào giống bé nào. Ba mẹ cần quan sát, ghi nhận (ghi vào sổ tay càng tốt) và điều chỉnh để có cách chăm bé phù hợp nhất để đảm bảo sự phát triển.

1. Nguyên nhân trẻ hay khóc về đêm

a. Thời gian ngủ và thức của bé chưa được hình thành sau khi ra đời: Trong bụng tối, ấm và an toàn nên trẻ ngủ nhiều và không phân biệt ngày đêm. Khi ra đời, sự thay đổi môi trường khiến trẻ chưa quen nên có những “lo lắng” đầu đời.

b. Do trẻ bị đói: Do mẹ với bé cũng mới làm quen nhau nên mẹ chưa nắm bắt được nhu cầu ăn của trẻ, dễ xảy ra hiện tượng trẻ đói về đêm. Trẻ sơ sinh có nhu cầu ăn nhiều bữa và ngay cả ban đêm trẻ vẫn cần được ăn. Trong giai đoạn đầu đời trẻ cách khoảng 2-3 tiếng trẻ cần ăn một lần.

c. Do trẻ ăn quá no: Ngược lại nếu cho bé bú quá no hoặc bú trong lúc ngủ thì cũng gây cho bé khó chịu dẫn đến “giao tiếp” bằng tiếng khóc với ba mẹ.

d. Do hệ tiêu hóa trẻ chưa hoàn thiện: Nên dẫn đến bé có triệu chứng đau bụng, thường thì sau 3 tháng sẽ hết

e. Kiểm tra tả lót/ bỉm của trẻ: Bé chỉ dùng tiếng khóc để nói chuyện với ba mẹ những khó chịu xảy ra. Vì vậy nhiệm vụ của ba mẹ là cần đọc hiểu tiếng khóc và tìm ra nguyên nhân để giúp bé xử lý

f. Trẻ ngạt mũi: Hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, khi con tiếp xúc với các yếu tố môi trường bên ngoài như khí lạnh, mùi thì mũi con rất dễ bị ngạt, khô, vì thế khiến trẻ dễ bị ngạt mũi.

g. Môi trường phòng ngủ, tiếng ồn phòng ngủ: Nếu trẻ bắt đầu vào giấc ngủ nhưng nếu phòng có tiếng ồn hoặc nhiệt độ trong phòng quá nóng, quá lạnh cũng khiến trẻ dễ gắt ngủ....

Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ dễ khóc về ban đêm như ngứa da, côn trùng hoặc bứt rứt..

2. Cách giúp trẻ đỡ khóc về đêm

- Khi trẻ khóc đêm, ba mẹ nên bế con trên tay để tạo sự “an tâm” cho trẻ, hát ru hoặc mở nhạc Lullaby để nhẹ nhàng giúp con dễ đi vào giấc ngủ hơn.

- Nên mở 1 loại nhạc cố định vào giờ ngủ buổi tối, xuống đèn để trẻ biết là giờ ngủ đến rồi. Tham khảo nhạc cho bé ngủ sâu TẠI ĐÂY

- Khi lớn hơn 1 chút, ba mẹ cũng có thể không nên bế ngay mà nhẹ nhàng vỗ về vào lưng hoặc mông để con dễ ngủ hơn.

- Buổi tối nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của con, không nên cho con mặc áo quá dày hoặc chú ý kiểm tra nhiệt độ trong phòng, không được để lạnh quá hoặc nóng quá.

- Không để phòng quá sáng hoặc quá nhiều tiếng ồn, vì trẻ rất dễ nhạy cảm với ánh sáng.

- Thực hiện các bài massage thư giãn với dầu organic cho trẻ giúp trẻ thư giãn.

KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN BÁC SĨ 

Nếu trẻ khóc ban đêm kèm theo các triệu chứng kém ăn, bỏ bú, khóc, sốt...lúc này cha mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ Nhi Khoa tại BV, phòng khám y tế để được kiểm tra.

Còn nếu trẻ vẫn ăn ngon, và sinh hoạt bình thường cha mẹ chỉ cần chú ý đến những vấn đề trên là có thể thay đổi được tình trạng trẻ hay khóc về ban đêm.

Liên hệ gói massage bé TẠI ĐÂY

Các tin khác

Kiến thức chăm bé khỏe mạnh
23/10/2021, Thứ bảy
Kiến thức chăm bé khỏe mạnh
20/09/2021, Thứ hai
Kiến thức chăm bé khỏe mạnh
06/05/2021, Thứ năm
mnclose