Banner News

Làm thế nào để hết táo bón sau sinh

Thứ ba, 17/01/2023, 08:20

Sau khi sinh người mẹ thường gặp phải nhiều thay đổi sinh lý do nội tiết và do những lo âu hoặc giờ sinh hoạt bị đảo lộn khi nuôi con nhỏ. 

Có một nỗi khổ mà mẹ nào cũng giống nhau đó là tình trạng táo bón sau sinh. 

Táo bón sau sinh nếu không được phát hiện và giải quyết kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả bà mẹ và trẻ nhỏ.

Sau sinh vài ngày, bà mẹ có thể phải đối diện với tình trạng táo bón xuất hiện sớm. Táo bón sau sinh có thể xuất hiện ở bất kỳ người phụ nữ nào, cho dù không có tiền sử mắc táo bón trong thai kỳ và trước khi mang thai.

Những người phụ nữ được chẩn đoán táo bón sau sinh khi đại tiện phân cứng với tuần suất ít hơn 3 lần mỗi tuần.

Táo bón sau sinh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ cũng như gây trở ngại cho việc chăm sóc trẻ.

Khi táo bón xuất hiện với các triệu chứng khác như táo bón xen kẽ tiêu chảy, phân có máu, mẹ sau sinh cần đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa để được loại trừ các biến chứng nguy hiểm.

Trĩ là biến chứng thường gặp của tình trạng táo bón sau sinh. Quá trình gắng sức để thải các khối phân cứng là yếu tố nguy cơ trực tiếp gây sung huyết tại các tĩnh mạch vùng trực tràng và dẫn đến bệnh lý trĩ. Đây là một căn bệnh mang lại bất lợi cho người bệnh, và có thể gây nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời biến chứng xuất huyết.

Trong đa số trường hợp, táo bón sau sinh sẽ tự biến mất và có đáp ứng tốt với nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

Sự thay đổi trong chế độ ăn và thói quen sinh học là các yếu tố đơn giản giúp người bệnh nhanh phục hồi. Cần theo dõi kỹ nếu táo bón sau sinh kéo dài hoặc biểu hiện nhiều triệu chứng khác kèm theo và lúc này người phụ nữ cần được thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

1. Nguyên nhân chính của táo bón sau sinh

- Do sự thay đổi nội tiết trong thời kỳ cho con bú.

- Sau khi sinh, sản phụ thường hạn chế đi lại, nằm nghỉ trên giường nhiều nên nhu động ruột yếu đi, phân lưu lại ruột lâu, bị ruột tái hấp thu nước nhiều nên phân khô, cứng lại nên gây táo bón.

- Việc ăn uống sau sinh có ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ, vì vậy sản phụ thường kiêng khem hơn bình thường cùng với tâm lý hạn chế uống nước để sữa không bị loãng là một trong những nguy cơ gây tăng táo bón ở phụ nữ sau sinh.

- Phụ nữ sau sinh thường bị đau khi đi đại tiện (có thể do mổ đẻ hoặc vết khâu tầng sinh môn chưa lành), khiến việc đi đại tiện khó khăn, tâm lí ngại đi, rồi nhịn đi đại tiện dẫn đến táo bón sau sinh.

- Trong thời gian mang thai, âm huyết tập trung để nuôi dưỡng thai nên đại tràng ít được “nuôi dưỡng” nên gây khô, táo bón sau sinh. Đồng thời, phụ nữ sau sinh thường mất huyết, mất sản dịch nên cơ thể hư hao, máu chưa kịp xuống nuôi đại tràng nên rất dễ dàng bị táo bón.

Phụ nữ trước khi sinh hoặc khi chưa mang thai mà thường xuyên bị táo bón thì nguy cơ bị táo bón sau sinh sẽ tăng lên rõ rệt, gây đau đớn khi đại tiện và cũng dễ rách hậu môn hay trĩ, rồi sa tử cung, sa trực tràng hơn những sản phụ bình thường.

2. Làm thế nào để hết táo bón sau sinh ?

Trong những cách giảm táo bón sau sinh, thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống luôn là giải pháp dễ thực hiện và cần làm ngay.

Mẹ sau sinh bị táo bón nên:

- Bổ sung nhiều nhóm thực phẩm gồm rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không được ăn kiêng vì nhu cầu năng lượng ở phụ nữ sau sinh khá lớn. Một chế độ ăn cân bằng giàu đàm và nhiều chất xơ, vitamin là một phương án tốt.

- Uống nhiều nước: bổ sung nhiều nước hằng ngày không chỉ giúp đẩy lùi táo bón sau sinh mà còn giúp ích cho việc sản xuất sữa để nuôi con của phụ nữ sau sinh.

- Tập thói quen đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đi vệ sinh. Tuyệt đối không nhịn đại tiện dù đang ở trong tình huống nào.

- Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập các bài tập đơn giản. Vận động trong thời gian đầu có thể gây đau đớn cho người phụ nữ, tuy nhiên nếu thực hiện thường xuyên có thể giúp đẩy nhanh thời gian hồi phục vết thương và làm tăng nhu động ruột, giúp giảm táo bón.

- Massage bụng kích thích nhu động ruột

Ngoài những biện pháp kể trên, mẹ bị táo bón sau sinh có thể áp dụng một số các biện pháp khác như: Sử dụng các thuốc nhuận tràng, làm mềm phân trong trường hợp táo bón nặng.

Tuy nhiên, việc lựa chọn các loại thuốc sử dụng trong giai đoạn sau sinh, đặc biệt đang cho con bú đều cần có sự tư vấn và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa mẹ nhé. 

(nguồn: Bệnh viện Vinmec)

Các tin khác

Kiến thức cho mẹ sau sinh
16/04/2024, Thứ ba
Kiến thức cho mẹ sau sinh
28/03/2024, Thứ năm
Kiến thức cho mẹ sau sinh
26/01/2023, Thứ năm
mnclose
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet