đau đầu sau sinh, sau sinh bị nhức đầu uống thuốc gì, mẹ sau sinh bị đau đầu chóng mặt
Banner News

Đau đầu sau sinh - Làm sao để xoa dịu cơn đau không cần dùng thuốc?

Chủ nhật, 15/01/2023, 18:40

Có đến gần 40% phụ nữ mắc phải chứng đau đầu sau sinh mổ hoặc sinh thường. Tình trạng này còn liên quan đến các cơn đau vai gáy hoặc cổ và có thể kéo dài đến 6 tuần kể từ khi em bé chào đời.

Đau đầu sau sinh còn được gọi là chứng “đau đầu đông” hay hậu sản thống phong. Do sức khỏe vốn yếu lại vừa trải qua quá trình sinh nở, mẹ bị tổn hao khí huyết nhiều, suy nhược nên hay gặp các chứng như đau đầu, bứt rứt từng cơn hai bên thái dương, hoa mắt, chóng mặt, sốt, khó thở, trầm cảm, huyết áp thấp…

Các nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu sau sinh:

1. Stress

​Đây là tình trạng phổ biến ở phụ nữ sau sinh, cũng là nguyên nhân gây đau đầu. Nhất là với các mẹ vừa sinh con lần đầu, thiếu kinh nghiệm chăm sóc trẻ, hay lo lắng quá mức và thường không hài lòng về sự chăm sóc của mình và những người xung quanh nên hay bị stress, thức khuya, bệnh khó ngủ hay ngủ không đủ giấc. Đồng thời do thay đổi hormone khiến chị em sau sinh lúc nào cũng cảm thấy lo âu, căng thẳng thần kinh gây ra những cơn đau đầu.

2. Ứ đọng huyết độc

​Khi bị ứ đọng huyết độc, chị em sẽ cảm nhận những đau đầu dữ dội, cảm giác cắn buốt trong óc, nhiều mẹ cảm thấy đau đớn không thể chịu đựng được. Bệnh ngày càng nặng và người bệnh có thể đột nhiên ngã nhào, chân tay co quắp, rất nguy hiểm.

3. Thiếu máu

Ngoài lượng máu rất lớn mất đi trong quá trình mang thai và sinh nở. Trong khoảng thời gian sau sinh, sự bong tróc các tế bào niêm mạc tử cung vẫn tiếp tục khiến người mẹ chảy máu. Nếu không được nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tái tạo lượng máu bị mất đi sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, từ đó có thể bị tụt huyết áp gây đau đầu, chóng mặt. Thiếu máu cũng gây nên triệu chứng đau đầu của phụ nữ sau sinh.

4. Tác dụng phụ của thuốc

Nếu mẹ sinh mổ, thủ thuật gây tê ngoài màng cứng và tác động sau gây tê của thuốc cũng làm mẹ bị đau đầu. Tùy vào sự đáp ứng thuốc và khả năng chống lại các tác dụng phụ của thuốc sẽ gây ra các cơn đau đầu dài, ngắn khác nhau. Thông thường cảm giác đau đầu sẽ mất sau 3-4 ngày đến vài tuần.

5. Tác động liên tục của gốc tự do

​Các nghiên cứu gần đây chỉ ra, gốc tự do tăng sinh liên tục do quá trình chuyển hóa của cơ thể và tác động từ cuộc sống hiện đại (đặc biệt là sang chấn tâm lý, căng thẳng, stress thường xuyên) chính là “gốc rễ” của các cơn đau đầu.

 

Phân loại và triệu chứng đau đầu sau sinh

Đau đầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng được chia thành 2 nhóm: đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát với các triệu chứng đi kèm như sau:

- Đau đầu nguyên phát

Đau đầu thường được xem là triệu chứng hơn là bệnh, đau đầu gây khó chịu và đau ở vùng vòm sọ, đau đầu nguyên phát thường đến từ những nguyên nhân sau:

Đau nửa đầu (migraine): Đây là triệu chứng gây đau đầu dữ dội, có thể xảy ra ở một hay hai bên đầu, và đi kèm với triệu chứng: buồn nôn, ói, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng và gây ra các rối loạn thị giác như: tạo ra điểm mù và tê liệt. Đau nửa đầu thường xuất hiện khi nội tiết tố có sự thay đổi (giai đoạn sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh) hay môi trường ồn ào, ô nhiễm cũng gây nên tình trạng này.

Đau đầu vì căng thẳng: Cơn đau đầu xảy ra với nhiều mức độ từ nhẹ đến trung bình và lan dần ra khắp vùng đầu. Cơn đau đầu có thể xảy ra vài chục phút nhưng có khi kéo dài cả tuần. Chứng đau đầu sau sinh thường do huyết áp, căng cơ, mất nước hoặc tinh thần chịu áp lực, căng thẳng quá mức.

- Đau đầu thứ phát

Sau sinh thường bị đau đầu vì một số nguyên nhân phát sinh sau:

Tiền sản giật sau sinh:

Đây là tình trạng có nguy cơ xảy ra cao ở những chị em bị cao huyết áp, tăng protein trong nước tiểu sau khi sinh. Cơn tiền sản giật có thể gây ra đau đầu, đau bụng, mắc ói, thị lực thay đổi, và giảm tần suất tiểu tiện. Tiền sản giật có thể dẫn đến co giật, hôn mê hoặc thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Những cơn đau đầu do tiền sản giật sau sinh có thể gây đau nhức từng đợt, xuất hiện cả hai bên đầu và càng nặng hơn khi hoạt động thể chất, lao động gắng sức. Khi gặp các triệu chứng này nên liên hệ sớm với các bác sĩ.

Tụ máu dưới màng cứng:

Đây là một tác dụng phụ nếu sản phụ dùng thuốc gây tê khi sinh. Việc sử dụng thuốc gây tê màng cứng hay tủy sống là nguyên nhân màng cứng bị tổn thương. Trường hợp máu bị tụ dưới màng cứng sẽ gây đau đầu dữ dội khi đứng hoặc ngồi. Những cơn đau này thường đi kèm với các triệu chứng như mắc ói, ói, cổ bị cứng, thị lực và thính lực bị thay đổi.

Đau đầu sau sinh kéo dài bao lâu?

Đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ sau sinh bị đau đầu. Thông thường sau 6 tuần hậu sản các cơn đau đầu sẽ không còn.

Tuy nhiên, với những người sau sinh bị đau đầu do nguyên nhân thứ phát thì có thể kéo dài hơn và cần có biện pháp điều trị đúng cách. Tình trạng đau đầu sau sinh thường do những thay đổi từ bên trong cơ thể người mẹ nên rất khó để phòng ngừa, mà cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt để tránh làm tình trạng đau đầu trở nên nặng hơn.

Cách điều trị đau đầu sau sinh

Nếu những cơn đau đầu không quá tầm trọng, hoặc trong trường hợp chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ không thể sử dụng thuốc đau đầu được thì chị em có thể áp dụng một số cách điều trị sau đây:

- Dùng túi chườm nóng: Dùng túi chườm nóng trực tiếp lên vùng thái dương, cổ có thể giảm bớt triệu chứng đau đầu nhanh chóng.

- Sử dụng nước ấm để tắm là cách giảm đau đầu cho cho chị em sau sinh. Lưu ý, là không nên tắm nước quá nóng và tắm quá lâu.

- Chị em nên cố gắng ngủ đủ giấc 

- Thường xuyên được massage vùng đầu và vai cổ giúp máu được lưu thông tốt hơn, giảm chứng đau đầu hiệu quả.

- Xoa bóp hoặc bấm huyệt chữa đau đầu sau sinh

- Chú ý dinh dưỡng sau sinh.

- Tập luyện vừa sức: yoga, thiền...vừa giúp máu lưu thông tốt, vừa giúp tinh thần thêm sảng khoái, cải thiện được các cơn đau đầu khó chịu.

- Giữ tâm an tịnh và tránh các sang chấn tinh thần (cãi vã, đau buồn, lo sợ…) trong giai đoạn nuôi con nhỏ.

Cảm xúc tiêu cực sẽ hủy hoại niềm vui khi có con và làm cho cuộc sống của mẹ tệ hơn từng ngày.

Hãy trở thành mẹ thông thái bằng cách trang bị kiến thức làm mẹ vững vàng và tìm sự giúp đỡ của người thân hoặc các spa uy tín, để mẹ có thể nghỉ ngơi, tận hưởng những giây phút ngọt ngào bên thiên thần nhỏ.

Đau đầu sau sinh là hiện tượng vô cùng phổ biến, tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng mang lại rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các mẹ. Mẹ sau sinh hãy chú ý bản thân, dành cho mình 1 - 2 tiếng và chọn đơn vị chăm sóc sau sinh tại nhà nhiều kinh nghiệm, uy tín để phục hồi sức khỏe. 

(Nguồn: sưu tầm) 

Các tin khác

Kiến thức cho mẹ sau sinh
23/09/2024, Thứ hai
Kiến thức cho mẹ sau sinh
23/09/2024, Thứ hai
Kiến thức cho mẹ sau sinh
16/09/2024, Thứ hai
mnclose