Banner News

8 cách chăm sóc & 5 điều không nên làm với vùng kín

Thứ năm, 08/10/2020, 08:49
8 cách chăm sóc & 5 điều không nên làm với vùng kín

8 cách chăm sóc & 5 điều không nên làm với vùng kín

Bạn nghĩ rằng chăm sóc vùng kín phụ nữ chỉ đơn giản là vệ sinh “cô bé” sạch sẽ? Cho đến khi bạn gặp 1 số sự khó chịu với cô ấy bạn sẽ nhận ra rằng nếu bạn không biết cách chăm sóc vùng kín hoặc thậm chí là thờ ơ với “cô bé”, nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa sẽ càng cao!

Âm đạo là môi trường axit, chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp chống viêm nhiễm và được bôi trơn tự nhiên. Vậy làm sao bạn biết âm đạo mình có khỏe mạnh hay không?

Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ? Cho đến khi bạn gặp 1 số sự khó chịu với cô ấy bạn sẽ nhận ra rằng Nếu bạn không biết cách chăm sóc vùng kín hoặc thậm chí là thờ ơ với “cô bé”, nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa sẽ càng cao!

Âm đạo là môi trường axit, chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp chống viêm nhiễm và được bôi trơn tự nhiên. Vậy làm sao bạn biết âm đạo mình có khỏe mạnh hay không?

Bà Leah Millheiser tại Trung tâm Y khoa của Đại học Standford (Stanford University Medical Center), California, cho biết âm đạo khỏe mạnh bình thường tiết ra một lượng nhỏ khoảng 5–14.5ml dịch mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu dịch âm đạo thay đổi mùi, màu sắc kèm theo cảm giác khó chịu ở vùng chậu hoặc âm đạo như ngứa hoặc rát thì bạn cần lưu ý xác định nguyên nhân.

 Nhà Mommy chia sẽ 8 cách chăm sóc vùng kín và 5 điều cần tránh xa để bảo toàn “cô bé” được “Hồng – Thơm – Khít”

1. Bảo vệ sự cân bằng pH ở vùng kín phụ nữ

Bình thường độ pH của âm đạo nằm trong khoảng từ 3,8–4,5 nhưng việc thụt rửa có thể làm ảnh hưởng tới độ pH này. Thụt rửa sẽ làm giảm tính axit của âm đạo, phá vỡ hệ vi sinh vật có lợi ở âm đạo và khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn có hại.

Nếu dịch âm đạo có mùi khó chịu, bạn nên đi khám bác sĩ. Việc thụt rửa sẽ chỉ làm giảm bớt mùi khó chịu nhưng sẽ không giải quyết được nguyên nhân gây mùi.

Bạn cũng nên tránh dùng các loại xà bông hoặc dung dịch làm sạch quá mạnh ở âm hộ hoặc âm đạo vì các chất tẩy rửa này có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng pH của âm đạo.

Nếu bạn trong giai đoạn nhẹ và ngại đi khám BS thì inbox nhà Mommy chỉ bí kíp nhen

độ pH từ 3.8 - 4.5 là môi trường tốt nhất cho âm đạo

2. Chăm sóc vùng kín phụ nữ bằng chế độ ăn

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất và uống nhiều nước là điều tiên quyết giúp chăm sóc âm đạo và bảo vệ sức khỏe

 sinh sản. Bạn có thể dùng một số loại thực phẩm như sau để điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe
 âm đạo:

• Sữa chua: Sữa chua có thể phòng ngừa hỗ trợ điều trị nấm. Bạn nên ăn các loại sữa chua giàu lợi khuẩn Lactobacilli mỗi ngày nhé.

• Việt quất: Một nghiên cứu trên tạp chí Thành tựu Y học Nội khoa khuyên bạn nên bổ sung viên nang việt quất mỗi ngày nếu bạn có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao.

3. Bôi trơn vùng kín phụ nữ trước khi quan hệ

Chất bôi trơn là một phần quan trọng trong quan hệ tình dục. Nếu thiếu chất bôi trơn, vùng da ở âm hộ và âm đạo có thể bị kích ứng khi quan hệ.

Quá trình bôi trơn âm đạo thường xảy ra tự nhiên khi phụ nữ được kích thích. Tuy nhiên, một số người không có đủ chất bôi trơn tự nhiên nên cần sử dụng chất bôi trơn nhân tạo để giảm thiểu ma sát khi quan hệ và tăng khoái cảm. Bạn hãy chọn chất bôi trơn thật cẩn thận trước khi dùng.

Bạn nên tránh các chất bôi trơn có thể ảnh hưởng tới tinh trùng và gây khó khăn cho việc thụ thai nếu muốn có con. Nếu bạn không muốn sinh con, các sản phẩm bôi trơn bằng chất lỏng, silicon hoặc dầu đều có thể sử dụng được. Nếu bạn không cần bôi trơn nhiều, chất bôi trơn dạng lỏng có thể phù hợp. Nếu tình trạng khô hạn nghiêm trọng hơn, bạn có thể sử dụng sản phẩm bôi trơn dầu hoặc silicon. (Hãy thử Cellzyme của Hàn Quốc).

4. Vệ sinh trước và sau quan hệ vợ chồng để bảo vệ vùng kín phụ nữ

Bạn nên quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su để ngăn ngừa các bệnh xã hội, hay còn gọi là bệnh lây qua đường tình dục như:

Bạn nên đổi bao cao su khi chuyển từ quan hệ đường hậu môn sang quan hệ âm đạo để vi khuẩn, virus có hại không đi vào âm đạo. Bạn cũng nên tránh dùng chung đồ chơi tình dục với bạn tình để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.

Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục: Có thể sử dụng sản phẩm làm sạch Glyn Cleanser từ Đông Y của Hàn Quốc (gọi 0906641616 hoặc inbox FB Mommyspa) để làm sạch mà mềm mại trước khi quan hệ tình dục. Sau khi quan hệ thì sử dụng giấy tiệt khuẩn lau sạch và rửa bằng nước sạch. Tuyệt đối không dùng tay moi móc chất dịch trong âm đạo ra ngoài. Nếu bạn dùng bao cao su khi quan hệ thì càng an toàn, bạn chỉ cần rửa lại bằng nước sạch là được.

 

Ưu đãi bộ đôi làm sạch - thơm - hồng - se khít

 từ trong ra ngoài:
 https://m.me/110160689055341?ref=ref_1_nuocrua

5. Chọn đồ lót khô thoáng cho vùng kín phụ nữ

Âm đạo luôn cần được giữ sạch sẽ, khô thoáng và việc chọn đồ lót có ảnh hưởng rất lớn. Một số loại đồ lót bó sát và một số chất liệu vải có thể tạo điều kiện nóng ẩm khiến nấm dễ phát triển. Bạn nên dùng đồ lót bằng các chất liệu như cotton và tránh quần lọt khe.

Nếu bạn dễ bị nhiễm nấm, bạn cần thay đồ bơi và quần áo có mồ hôi càng sớm càng tốt. Nếu bạn bị ra dịch âm đạo nhiều và thấy âm đạo bị ẩm ướt, hãy mang theo một vài đồ lót để thay thường xuyên trong ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo.

6. Khám sức khỏe vùng kín phụ nữ định kỳ

Khám phụ khoa định kỳ là điều rất cần thiết để duy trì sức khỏe

 vùng kín. Hiệp hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên sàng lọc phụ khoa lần đầu tiên khi 21 tuổi. Phụ nữ cũng được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm pap khi 21 tuổi để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư.

7. Điều trị chứng viêm nhiễm vùng kín phụ nữ

Ba loại nhiễm trùng âm đạo thường gặp là nhiễm nấm, nhiễm khuẩn âm đạo và nhiễm trichomonas. Nếu bạn bị các loại nhiễm trùng âm đạo rồi sau đó phơi nhiễm HIV, nguy cơ lây bệnh là rất cao.

Nếu bạn có các triệu chứng nhiễm nấm, bạn có thể tự điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không biến mất, bạn cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn là tình trạng phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại trong âm đạo. Đặc biệt, trichomoniasis là một bệnh do một loại ký sinh trùng gây ra và lây truyền qua đường tình dục. Điều trị hai loại nhiễm trùng này kịp thời là vô cùng cần thiết vì nếu không được điều trị, nhiễm trùng vùng kín có thể gây khó chịu, đau và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.

8. Giữ gìn vệ sinh vùng kín phụ nữ thật tốt

Thói quen giữ vệ sinh tốt sẽ giúp bạn chăm sóc vùng kín phụ nữ hiệu quả. Sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau âm đạo từ trước ra sau để tránh âm đạo bị lây nhiễm vi khuẩn và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang.

Vùng kín phụ nữ cần được nâng niu, chăm sóc nên bạn hãy học cách bảo vệ vùng nhạy cảm này để tránh khả năng mắc bệnh phụ khoa. Những chiếc quần lót phù hợp và thói quen vệ sinh đúng đắn sẽ giúp bạn thoải mái hơn cũng như giảm nguy cơ viêm nhiễm đấy.

Vệ sinh ngày “đèn đỏ”:

Trong những ngày “đèn đỏ”, bạn nên sử dụng quần lót chất liệu cotton không quá chật và thay mỗi ngày. Chọn dùng loại băng vệ sinh có chất lượng tốt, thấm hút tốt, khô thoáng để thấm máu kinh. Cứ 4 giờ thay băng một lần, mỗi lần thay băng phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch, TUYỆT ĐỐI KHÔNG

 dùng vòi nước xịt trực tiếp vào trong âm đạo vì sẽ đẩy vi khuẩn ở ngoài theo dòng nước vào trong âm đạo. Sau đó dùng khăn sạch, lau khô rồi mới đóng băng vệ sinh mới. Thiếu nữ mới lớn KHÔNG
 nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ bởi axít trong các dung dịch này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo.
 

Và đây là 5 điều không nên làm với "cô bé"

  • Không lạm dụng dung dịch vệ sinh: Bạn không nên dùng dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng diệt khuẩn tắm rửa nhiều lần trong 1 ngày. Vì dung dịch vệ sinh và xà phòng đều chứa một số hóa chất gây mất cân bằng môi trường âm đạo, khiến vùng kín dễ bị khô và ngứa rát, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh: Nếu bạn nghĩ, dùng thuốc kháng sinh để diệt sạch vi khuẩn, sẽ không bị viêm nhiễm thì rất sai lầm. Vì thuốc kháng sinh sẽ diệt cả vi khuẩn gây và vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng vi khuẩn chí ở âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập gây bệnh, đồng thời cũng tạo điều kiện cho nấm phát triển gây bệnh càng nguy hiểm.
  • Không nên để “vi-ô-lông”quá rậm rạp: Nhiều phụ nữ cứ để nguyên lông ở vùng kín từ trước đến nay, làm cho nó quá rậm rạp, tạo điều kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng, rận mu... cư ngụ gây mùi hôi và viêm nhiễm da, nang lông rất khó chịu.
  • Không dùng giấy ướt có mùi thơm: Nếu bạn nghĩ dùng giấy ướt có mùi thơm để vệ sinh hằng ngày cho vùng kín để giúp vùng kín có mùi thơm thì rất sai lầm. Bởi các loại giấy ướt, đặc biệt là giấy có mùi thơm, thường chứa một số loại hóa chất như chất tạo mùi, chất khử khuẩn... không tốt cho “cô bé” chút nào. Thậm chí còn làm vùng kín dễ bị viêm nhiễm.
  • Không ngâm “cô bé” trong nước quá lâu: Nếu bạn có thói quen tắm bồn mà ngâm “cô bé” lâu trong nước thì thật là nguy hại. Bởi vi khuẩn từ nước bồn tắm có thể dễ dàng xâm nhập “cô bé” rồi gây bệnh.

(Nguồn: Tổng hợp)

 

Các tin khác

Kiến thức cho mẹ sau sinh
16/04/2024, Thứ ba
Kiến thức cho mẹ sau sinh
28/03/2024, Thứ năm
Kiến thức cho mẹ sau sinh
26/01/2023, Thứ năm