Banner News

TẮM BÉ SƠ SINH - DỄ HAY KHÓ?

Thứ hai, 14/09/2020, 09:22
TẮM BÉ SƠ SINH - DỄ HAY KHÓ?

TẮM BÉ SƠ SINH - DỄ HAY KHÓ?

Khi có đứa con đầu lòng là sự thay đổi rất lớn, là bước ngoặc của cả gia đình. Nỗi lo lắng không biết mình chăm con như này đúng chưa khiến mẹ bỉm tìm kiếm đủ lời khuyên từ nhiều người dẫn đến dễ căn thẳng và càng lo lắng hơn khi mỗi người mỗi kiểu. Chỉ có kiến thức đúng chuẩn, học quan sát biểu hiện của con mình mẹ sẽ tự có cách chăm con phù hợp nhất.  

TẮM BÉ SƠ SINH DỄ HAY KHÓ?

Thời gian tắm bé là niềm vui của bố mẹ, cũng là sợi dây vô hình truyền tình yêu từ bố mẹ mà bé sẽ cảm nhận rất rõ ràng.

Tắm bé dễ hay khó, tắm trong bao lâu, tắm phần nào trước… rất nhiều thắc mắc quay quanh câu chuyện tắm rửa của cục cưng. Bố mẹ hãy cùng nhà Mommy tìm hiểu 1 số hướng dẫn từ Bác Sĩ chuyên môn nhé.

1. Vệ sinh cho bé bằng khăn ấm & ẩm trong thời gian đầu

Ở giai đoạn vừa sinh ra, cơ thể bé sẽ được bao phủ bởi một lớp lông măng rất mịn, ngắn, màu nâu. Lớp lông này sẽ giữ ấm cho bé. Có một lớp sáp bảo vệ cơ thể kèm theo như một làn da mỏng vậy. Vì vậy ngay sau sinh, các bé sẽ được BV vệ sinh kỹ, nếu không thì phần lớp sáp sẽ bị nhiễm vi trùng ở môi trường phân hủy, từ đó hình thành môi trường dễ nhiễm trùng da cho bé. Sau khi xuất viện về nhà, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị bố mẹ chỉ nên lau cơ thể bé bằng khăn ấm & ẩm cho đến khi cuống rốn rụng hoặc lành vùng da quy đầu đã cắt, có thể là một hoặc hai tuần sau sinh để phòng tránh nhiễm trùng rốn, nước vào tai do thiếu quan sát và chưa quen với việc bế bé trên tay. 

Để tiến hành lau mình cho bé, phụ huynh hãy đặt bé nằm ngửa trên một tấm khăn lót hoặc trên giường. Làm ướt một chiếc khăn nhỏ và mềm, vắt bớt nước sau đó lau mặt cho bé. Lau nhẹ mỗi bên mí mắt bằng bông gòn (hoặc một góc của khăn) theo chiều từ trong ra ngoài. Phần xung quanh miệng và dưới cằm nơi sữa và nước bọt của bé chảy ra cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Thông thường sẽ không cần sử dụng xà phòng cho trẻ sơ sinh ở giai đoạn sớm này.

2. Chú ý các kẽ trên da

Để làm sạch cơ thể em bé, bố mẹ có thể sử dụng nước thường hoặc xà phòng dưỡng ẩm nhẹ dành cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt chú ý trong cách tắm cho bé sơ sinh là các vùng da dưới cánh tay, sau tai, các kẽ quanh cổ và trong khu vực quấn tã. Bên cạnh đó là không quên vệ sinh vị trí giữa các ngón tay và ngón chân của bé, nhất là đối với những trẻ mũm mĩm vì thường có rất nhiều ngấn trên da. Nếu thời tiết lạnh, chỉ nên cởi quần hoặc áo ở phần cần được tắm để giữ ấm cho bé.

3. Gội đầu cho trẻ sơ sinh

Việc gội đầu nên được tiến hành đối với những trẻ sơ sinh có mái tóc dày. Phụ huynh nên dùng tay không, nhẹ nhàng xoa một giọt dầu gội dành cho em bé lên da đầu của trẻ. Rửa sạch lớp xà phòng gội đầu bằng một cốc nước hoặc khăn ướt. Đừng quên che một tay lên trán của bé để tránh bọt xà phòng chảy hoặc bắn vào mắt trẻ.

Khi đã qua giai đoạn lau mình bé bằng khăn, phụ huynh có thể gội đầu trực tiếp cho bé dưới vòi nước. Đầu tiên cần dùng cùi chỏ hoặc mặt trong của cổ tay kiểm tra nhiệt độ nước sao cho thích hợp. Sau đó dùng cánh tay đỡ lưng của bé và giữ vững đầu bằng bàn tay, xoa nhẹ tóc bé bằng bàn tay còn lại.

4. Tắm cho trẻ sơ sinh trong thau/chậu

Khi cơ thể bé đã sẵn sàng để tắm một cách bình thường, thường là sau khi rụng rốn hoặc 1 tháng sau sinh bố mẹ có thể sử dụng thau/chậu bằng nhựa hoặc bồn rửa để đặt trẻ vào. Trước khi dùng nên rửa qua bồn hoặc thau/chậu và lót cho sạch.

Nên chuẩn bị sẵn tất cả các vật dụng cần thiết để tắm cho trẻ sơ sinh, bao gồm khăn quấn, khăn lau, ca/bình múc nước và sữa tắm trẻ em, bông thấm. Tập hợp trước những thứ này tại vị trí tắm sẽ thuận tiện cho phụ huynh để luôn có một tay để giữ bé trong khi tắm, tránh trường hợp cho trẻ ở một mình trong nước và đi lấy vật dụng.

5. Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho bé

Bố mẹ luôn phải kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cùi chỏ hoặc mặt trong của cổ tay trước khi tắm cho trẻ sơ sinh. Nhiệt độ lý tưởng cho nước tắm là khoảng 38 độ C. Bên cạnh đó, nên tắm bé ở những nơi ấm áp và thoải mái, tránh bị gió lùa vì trẻ sơ sinh đang bị ướt rất dễ nhiễm lạnh.

Các chuyên gia khuyên rằng nên đổ trước khoảng 5cm nước ấm vào chậu tắm, sau đó tiếp tục đổ chầm chậm nước ấm lên cơ thể bé trong suốt quá trình tắm để tránh cảm giác lạnh. Theo một số nghiên cứu, mực nước trong chậu cao vừa khỏi tầm vai của bé sẽ có tác dụng giữ ấm và đem lại sự thoải mái tối đa. Tuy nhiên, yếu tố an toàn phải luôn được đặt lên hàng đầu với bất kỳ lượng nước nào.

6. Luôn giữ bé an toàn

Được giữ an toàn và vững chắc trong vòng tay của bố mẹ sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái không bị chới với hơn khi ngâm mình trong chậu tắm vào những ngày đầu đời. Dùng cánh tay không thuận để hỗ trợ đầu và cổ của bé, trong khi tay còn lại giữ và làm vệ sinh cơ thể bé, bắt đầu từ đôi chân. Linh hoạt đỡ đầu và lưng của bé khi cần thiết, phụ huynh có thể đưa tay ra phía sau lưng bé và nắm lấy cánh tay của bé trong suốt thời gian tắm.

7. Làm sạch các vùng nhạy cảm

Sử dụng một miếng vải mềm và sạch, thêm một ít xà phòng dịu nhẹ và thấm nước ấm để làm sạch bộ phận sinh dục của bé. Đối với bé gái, lau nhẹ nhàng từ trước ra sau và đặc biệt là giữa các nếp gấp da. Đối với bé trai đã cắt bao quy đầu, bố mẹ nên dùng khăn nhẹ nhàng lau sạch dương vật. Còn ở những bé trai không cắt bao quy đầu thì cũng không cần phải kéo da quy đầu ra, phụ huynh chỉ cần dùng một ít sữa tắm trẻ em để làm sạch cẩn thận vùng kín của bé.

8. Tắm cho trẻ sơ sinh vào giờ nào

Dù chỉ là lau người bằng khăn hay tắm cho bé trong chậu nước, phụ huynh nên chọn giờ cố định để thiết lập thói quen cho bé. Thông thường nên tắm vào buổi chiều tối trước khi bé đi ngủ vì các nghiên cứu ra chỉ ra rằng tắm có thể giúp cơ thể thư giãn thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Sau khi tắm nên tắt bớt đèn, giảm tiếng ồn và các hoạt động khác để bé nhận ra đã đến thời gian ngủ.

Tuy nhiên, bố mẹ không nên cố gắng tắm cho trẻ sơ sinh khi bé đang đói, gắt gỏng hoặc có vấn đề về tiêu hóa. Quan sát bé và thực hiện vệ sinh cơ thể cho trẻ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày mà bố mẹ cho là thích hợp và thuận tiện nhất với bé. Chủ yếu là tuân theo nhiệt độ, quy trình và sự an toàn của trẻ. 

9. Xử trí việc bé khóc khi đang tắm

Trong trường hợp đang tắm cho trẻ sơ sinh mà bé khóc lúc này phụ huynh nên bình tĩnh. Nhanh chóng làm sạch xà phòng còn sót lại hoặc rửa sơ qua những bộ phận cần thiết, sau đó quấn bé trong một chiếc khăn xô mềm dễ thấm hút. Sau đó dùng khăn xô mềm vỗ nhẹ khắp cơ thể bé (tránh chà xát) và nhẹ nhàng chậm hút phần ướt còn lại để đảm bảo cả người khô hoàn toàn, nhất là những vùng kẽ hoặc có ngấn. Bố mẹ nên đợi một vài ngày sau rồi mới thử cho bé tắm lại, trong thời gian này thì sử dụng khăn ẩm ấm để lau mặt, cổ và khu vực quấn tã của bé.

Lưu ý:

Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh, phụ huynh có thể thoa một ít kem dưỡng da bio organic dịu nhẹ lên làn da mỏng manh và nhạy cảm của trẻthực hiên 1 vài thao tác xoa vuốt yêu thương, cần thiết với bé bị khô da, kích ứng hoặc chàm. Tuy nhiên nên hạn chế thoa phấn rôm dạng bột vì nhiều khả năng sẽ khiến bé bị khó chịu đường thở, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

Tóm lại, bố mẹ tuân thủ những hướng dẫn cơ bản trong cách tắm cho bé sơ sinh sẽ giúp phụ huynh tự tin hơn khi thực hiện công đoạn này. Tắm cho trẻ sơ sinh không chỉ có tác dụng làm sạch cơ thể, mà còn giúp trẻ học hỏi nhiều điều mới lạ thông qua quá trình kích thích các giác quan. Đồng thời đây còn là thời gian tuyệt vời nhất trẻ cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc cũng như tình yêu thương từ bố mẹ.

Nguồn:

Bác Sĩ CK1 Nguyễn Thị Mỹ Linh 

Mayoclinic.com, Whattoexpect.com

Các tin khác

Kiến thức cho mẹ sau sinh
16/04/2024, Thứ ba
Kiến thức cho mẹ sau sinh
28/03/2024, Thứ năm
Kiến thức cho mẹ sau sinh
26/01/2023, Thứ năm
mnclose