Đôi bàn chân là nơi phải chịu áp lực của toàn cơ thể. Tuy nhiên phần lớn chúng ta đều bỏ quên việc chăm sóc bộ phận này. Hãy thử ngâm chân nước nóng sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn không những giải tỏa stress mà còn có thể chữa trị một số bệnh mãn tính.
Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân nước nóng (hoặc ngâm chân nước ấm) là liệu pháp trị bệnh thông dụng. Bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của con người. Do đó, việc giữ ấm và chăm sóc bộ phận này đúng cách cũng là điều đáng quan tâm.
Ngâm chân nước nóng là một phương pháp đơn giản để nâng cao cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Ngâm chân nước nóng sẽ giúp bạn thư giãn sâu, giảm stress và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Bên cạnh đó, phương pháp cổ truyền này còn mang lại cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và năng lượng mỗi khi bạn mệt mỏi.
Xu hướng tự nhiên của cơ thể là hướng tới sự cân bằng từ bên trong để duy trì sức khỏe ổn định. Ngâm chân nước ấm kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn, giúp cơ thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
Ngoài ra, phương pháp này còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây cũng là cách điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương.
Tác dụng của ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, khi kết hợp với bấm huyệt bàn chân, phương pháp cổ truyền này còn được áp dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau như đau cơ xơ hóa.
Đối với người bệnh ung thư, thường xuyên ngâm và xoa bóp chân sẽ giúp nâng cao hiệu quả của quá trình hóa trị liệu.
Nếu hay bị mất ngủ, bạn có thể ngâm chân nước muối hoặc ngâm chân nước gừng ấm đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi ngủ. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.
Một số bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân đều được chữa trị hiệu quả bằng phương pháp ngâm chân với nước muối ấm. Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt với tác dụng tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.
Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Bạn có thể kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để có đôi chân sạch sẽ, thơm tho hơn.
Để phát huy những tác dụng của liệu pháp ngâm chân nước nóng, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Tìm một chiếc chậu đủ lớn để đặt hai bàn chân vào một cách thoải mái nhất nha.
- Bước 2: Cho vào chậu các nguyên liệu thảo mộc để tăng cường hiệu quả trị liệu như muối, tinh dầu, gừng, ngãi cứu, lá lốt… Nên đun nóng hỗn hợp này để giải phóng tinh dầu tự nhiên trong các loại thảo mộc.
- Bước 3: Dùng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước trước khi ngâm. Nếu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, bạn có thể điều chỉnh bằng cách đổ thêm nước vào chậu.
- Bước 4: Lót một chiếc khăn xuống sàn nhà và đặt thau nước lên trên để tránh nước tràn ra ngoài.
- Bước 5: Đặt hai bàn chân vào thau nước ấm và ngồi thoải mái từ 5–15 phút. Tránh ngâm lâu hoặc nước đã nguội vì có thể làm khô da chân và phản tác dụng
- Bước 6: Nhấc chân ra và lau khô bằng khăn bông mềm. Sau đó thoa kem dưỡng ẩm bàn chân để tránh khô, nứt da.
Bạn có thể tham khảo các công thức pha nước ngâm chân muối thảo dược sau:
Nguyên liệu:
Thực hiện:
Bạn cho muối hạt vào nước đã đun sôi, khuấy đều để muối tan hoàn toàn. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp bằng cách hòa thêm nước nguội cho đến nhiệt độ 40 - 60 độ. Thử gót chân trước khi cho hết bàn chân vào ngâm nhé bạn (để nước ngập đến mắt cá chân và xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân) Bạn hãy ngâm chân trong khoảng 15 phút rồi lau khô chân. Thoa kem dưỡng ẩm body hoặc vaseline gel cho mềm gót chân. Điều chỉnh nhiệt độ nước ấm khoảng 40 độ C (tùy chỉnh theo sở thích). Nước ngâm phải cao trên mắt cá chân.
Nguyên liệu:
Thực hiện:
Bạn đập nát gừng rồi cho vào nước đã đun sôi, sau đó hòa tan muối hạt trong nước gừng. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể bỏ gừng, muối vào đun cùng nước rồi đợi nước giảm nhiệt và ngâm chân. Khi ngâm chân, bạn hãy kết hợp xoa bóp bấm huyệt bàn chân để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nguyên liệu:
Thực hiện:
Bạn đập nát sả cho vào nước đã đun sôi, sau đó hòa tan muối hạt trong nước sả. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp bằng cách hòa thêm nước nguội cho đến nhiệt độ 40 - 60 độ. Thử gót chân trước khi cho hết bàn chân vào ngâm nhé bạn (để nước ngập đến mắt cá chân và xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân) Bạn hãy ngâm chân trong khoảng 15 phút rồi lau khô chân. Thoa kem dưỡng ẩm body hoặc vaseline gel cho mềm gót chân.
Nguyên liệu:
Thực hiện:
Bạn rửa sạch lá lốt và để ráo nước. Sau đó, đun sôi 1,5l nước rồi hòa tan muối và bỏ lá lốt vào. hòa thêm nước nguội cho đến nhiệt độ 40 - 60 độ. Thử gót chân trước khi cho hết bàn chân vào ngâm nhé bạn. Bạn hãy ngâm chân trong khoảng 15 phút rồi lau khô chân. Thoa kem dưỡng ẩm body hoặc vaseline gel cho mềm gót chân.
Nguyên liệu:
Thực hiện:
Ngãi cứu rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó cho vào nước đun sôi, hòa tan muối rồi đổ nước ra chậu, hòa thêm nước nguội cho đến nhiệt độ 40 - 60 độ. Thử gót chân trước khi cho hết bàn chân vào ngâm nhé bạn. Bạn hãy ngâm chân trong khoảng 15 phút rồi lau khô chân. Thoa kem dưỡng ẩm body hoặc vaseline gel cho mềm gót chân.
6. Ngâm chân nước nóng với hỗn hợp muối và thảo mộc của Mommy Spa
Thực hiện:
Cho 2 - 3 muỗng tùy thích hỗn hợp muối thảo dược Mommy Botanicals vào nước đun sôi, khi dậy mùi thơm thì hòa thêm nước nguội cho đến nhiệt độ 40 - 60 độ. Thử gót chân trước khi cho hết bàn chân vào ngâm nhé bạn. Bạn hãy ngâm chân trong khoảng 15 phút rồi lau khô chân. Thoa kem dưỡng ẩm body hoặc vaseline gel cho mềm gót chân.
Giá bán muối thảo dược:
500 gr = 79k
Những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, thường xuyên chóng mặt không nên dùng nước quá nóng để ngâm chân. Trong quá trình ngâm, nếu thấy ra nhiều mồ hôi thì bạn nên dừng lại, lau khô mồ hôi và nghỉ ngơi ở nơi kín gió.
Những người vừa uống rượu hoặc bị bong gân hoặc có vết thương hở ở chân cũng không nên áp dụng phương pháp này.
Ngâm chân nước nóng là phương pháp trị liệu đơn giản và mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ngoại trừ một số đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi ngâm chân, bất kỳ ai cũng có thể ngâm chân nước nóng mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và tinh thần của mình.
(nguồn: hello Bác Sĩ)